Độc giả Lea có góc nhìn rất đáng quan tâm. Theo bạn, mỗi năm chỉ nên tổ chức 5-6 cuộc thi lớn như Hoa hậu Việt Nam, Miss World Viet Nam, Miss Universe Vietnam, Miss Grand Vietnam, Miss Supranational Vietnam và nếu có thể thì sẽ có thêm Miss Earth Vietnam: “Tôi nghĩ việc cấp phép cho 25 cuộc thi sắc đẹp là quá nhiều và không cần thiết. Chưa kể nhiều cuộc thi được tổ chức nhưng không đáp ứng được về mặt chất lượng của thí sinh và công tác chuẩn bị cho cuộc thi. Không chỉ thế, rất nhiều người được gọi là Hoa hậu, Á hậu nhưng trình độ học vấn, nhân cách hay điều nhỏ nhất như khả năng trình diễn vẫn không thể đáp ứng được, tiêu biểu như một cuộc thi đã tổ chức gần đây”.
Bạn đọc cho rằng số lượng cuộc thi ít nhưng chất sẽ giúp các đơn vị tổ chức “đào tạo được một cách bài bản nhất nhằm giúp các đại diện được gửi đến đấu trường quốc tế với sự chuẩn bị chu đáo”.
Mất gì đâu mà phải săm soi?
Trái ngược với những ý kiến kể trên, không ít độc giả lại có góc nhìn hoàn toàn khác. Điển hình như bạn Nguyen Lam Thi: “Hoa hậu là hoạt động có tính văn hoá kinh tế. Một năm 30 cuộc thi hoa hậu cũng để tăng trưởng kinh tế. Mất gì đâu, sao phải săm soi nhiều hay ít?”.
Trong khi đó, bạn Minh Minh phân tích khá công tâm: “Bạn nào là fan các cuộc thi sắc đẹp thì biết Việt Nam chưa gọi là nhiều cuộc thi đâu. Những cái lẻ tẻ ao làng ai cũng tổ chức được hoặc tổ chức chui ở đâu đó đâu có đủ để công nhận danh hiệu. Bằng chứng là các cuộc thi sắc đẹp nhiều nhưng chẳng qua các bạn giờ mới biết do người Việt xuất thân cuộc thi đẩu đâu thắng giải cuộc thi lớn được công nhận để lên báo thường xuyên. Còn chuyện bạn không quan tâm không thích các cuộc thi đó là gu mỗi người. Có người thích theo dõi có người vẫn tổ chức. Không thích cứ lướt qua, để thời gian tự động đào thải”.
Bạn Minh Minh cũng cho biết thêm: “Mỗi người cứ làm tốt nhiệm vụ nào được thì cứ làm, cứ phát huy, không bổ ngang cũng bổ dọc. Có nhiều bác cứ ngồi ở nhà lướt web rồi dễ dàng phê phán, tạo drama này kia. Phải chi trong công việc các bác cũng nhiệt tình như công việc vận hành và luyện tập, đi hoạt động tập thể của các hoa hậu (có chất lượng) tốt biết mấy”.
Trong khi đó, độc giả Quang Vinh Nguyen lại nhìn nhận câu chuyện ở một khía cạnh hoàn toàn khác: “Vấn đề là quy định mở quá dễ dàng với các tỉnh, thành được tổ chức thi nên nhiều cuộc thi không chất lượng chứ không phải đi đếm số cuộc thi đã đăng ký để nói nhiều hay ít”.
Bạn Vinh cũng nêu ý kiến rất đáng quan tâm: “Nếu mà chia theo lĩnh vực, địa giới thì đúng là không nhiều thật. Ví dụ nói về người đẹp địa phương giả sử mỗi tỉnh có 1 cuộc thi đúng là quá ít, dù nhìn tổng thể là có 64 cuộc thi cơ đấy, rồi mỗi đoàn thể lại có 1cuộc thi nữa... Vì vậy tùy theo cách nhìn mà nói nhiều hay ít. Nhưng thú thực là các cuộc thi hoa hậu, người đẹp bây giờ quá nhàm rồi vì cũng một bài trình diễn cả, kể cả chất lượng thí sinh cũng không cao. Thậm chí có cuộc thi còn chấp nhận cả thí sinh phẫu thuật thẩm mỹ, có gia đình nữa thì sao mà chất lượng được”.
Trong khi đó, các độc giả như Dudunguyen6 hay Phamduykhanh cho rằng: “Bất cứ cái gì ít và khan hiếm mới đáng quý, còn cái gì càng nhiều càng trở lên tầm thường”; “Hiếm mới quý, nhiều quá thấy nhàm. Ngày nay hoa hậu nhiều quá danh hiệu Hoa hậu đâu còn nhiều giá trị như ngày xưa”. Đây cũng là thực tế đã được chứng minh. Trước đây, vài năm mới có một cuộc thi nhan sắc nên các mỹ nhân như Diệu Hoa, Hà Kiều Anh… đều là những người có tài có sắc và ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả gần xa. Những năm gần đây, người ta thậm chí không thể nhớ Hoa hậu Việt Nam là ai, Hoa hậu Hoàn vũ là ai… dù có người rất đẹp, có người chẳng ít scandal… Đó có phải thực trạng các cơ quan chức năng cần quan tâm?
Lê Cúc (tổng hợp)
" alt=""/>Dẹp luôn các cuộc thi hoa hậu điTrao đổi với Zing, ông Nguyễn Quang Vinh, quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: "Quán bar cũng như các đơn vị kinh doanh khác, khi thành lập đều phải có giấy phép đăng ký kinh doanh với cơ quan chức năng địa phương. Do đó, khi xảy ra những vi phạm như việc Ngân 98 mặc phản cảm ở quán bar, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ là đơn vị xử lý. Theo quy định, để hiện tượng ăn mặc phản cảm xảy ra, chủ địa điểm, cụ thể là quán bar phải chịu trách nhiệm".
![]() |
Hình ảnh mặc phản cảm của Ngân 98 ở quán bar. |
Trước đó, trả lời Zing, ông Tô Văn Động - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội - cho biết sau khi nhận được phản ánh, lãnh đạo Sở đã cử thanh tra xuống làm việc với chủ quán bar ở phố Phó Đức Chính để tiến hành xử lý.
"Hiện tại, chúng tôi vẫn trong quá trình thanh tra, xử lý. Khi nào có kết quả cụ thể, đại diện Sở Văn hóa và Thể thao sẽ cung cấp thông tin cho báo chí. Việc có cấm diễn Ngân 98 hay không phụ thuộc vào kết quả làm việc", ông Tô Văn Động cho biết.
Trong khi đó, trong buổi livestream, Ngân 98 cho rằng cô mặc bộ đồ diễn giống mọi người nhưng không hiểu sao lại bị cho phản cảm. "Nhiều anh chị DJ trong giới nói họ đi đánh pool party cũng mặc bikini như tôi, còn không mặc quần lưới ở ngoài", Ngân 98 nói.
Trước đây, một số nghệ sĩ Việt từng bị phạt vì ăn mặc phản cảm khi đi biểu diễn. Năm 2011, Minh Hằng bị phạt 3,5 triệu đồng do mặc đồ hở hang, phản cảm tại một sự kiện tại Quảng Bình.
Tháng 8/2014, Hương Tràm lộ nội y khi biểu diễn trong một quán bar ở Hà Nội. Sau đó, nữ ca sĩ bị Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội xử phạt hành chính.
(Theo Zing)
Ngân 98 bị chỉ trích từ cư dân mạng do mặc bikini mỏng tang múa lắc phản cảm trong một quán bar ở Hà Nội.
" alt=""/>'Quán bar để Ngân 98 mặc phản cảm phải chịu trách nhiệm'